HƯỞNG ỨNG NGÀY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THẾ GIỚI 17/9/2023

An toàn người bệnh là sự quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở y tế, người dân và xã hội. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Bộ trưởng Y tế toàn cầu năm 2016 được tổ chức ở London, Vương Quốc Anh đã khởi xướng phát động mục tiêu an toàn người bệnh. Năm 2017 cũng trong diễn đàn này được tổ chức tại Đức, vấn đề An toàn người bệnh lần thứ 2 được đưa gia thảo luận. Tại Nhật vào năm 2018: An toàn người bệnh được đưa lên thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu, công nhận An toàn người bệnh là ưu tiên sức khỏe toàn cầu.  Tháng 5 năm 2019, tất cả 194 Quốc gia Thành viên của Tổ chức Y tế  Thế giới (WHO) tại Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 72, chính thức lấy ngày 17/9 hàng năm là ngày ”An toàn người bệnh Thế giới” (Nghị quyết WHA72.6). Các mục tiêu của ngày An toàn Người bệnh Thế giới là nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, nâng cao hiểu biết toàn cầu, thúc đẩy sự đoàn kết và hành động toàn cầu nhằm thúc đẩy sự an toàn của bệnh nhân.

Năm 2019, WHO phát động ngày An toàn Người bệnh Thế giới nhằm nâng cao nhận thức về An toàn người bệnh trên toàn cầu với chủ đề: “An Toàn Người Bệnh là ưu tiên của sức khỏe toàn cầu”, mục tiêu: “ trước tiên là không gây nguy hại cho người bệnh – first do no harm for patient”, cùng với thông điệp “Hãy nói ra cho sự An toàn Người bệnh!” tạo môi trường cởi mở và “không đổ lỗi” để xây dựng văn hóa an toàn người bệnh.

Chăm sóc sức khỏe trước tiên là không gây tổn hại cho người bệnh. Tuy vậy, bệnh viện lại chính là một môi trường nguy cơ cao, nơi các sự cố y khoa có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ bất kỳ dịch vụ khám chữa bệnh nào. Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình chẩn đoán, chăm sóc, điều trị đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy: Cứ 10 người bệnh, có 1 người bệnh bị tổn hại trong khi tiếp nhận dịch vụ KB, CB. Trong đó: tới 50% nguyên nhân là phòng tránh được. Cứ 10 người bệnh, có tới 4 người bị tổn hại trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị ngoại trú. Hơn 1 triệu người bệnh tử vong do tai biến phẫu thuật mỗi năm và trở thành 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng, hướng dẫn và quy định các bệnh viện cần nghiêm túc triển khai thực hiện: Tăng cường hệ thống chính sách, văn bản pháp quy về ATNB; Bảo đảm thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế; Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo, phòng ngừa sự cố y khoa (Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh). Đồng thời tập trung chỉ đạo theo 6 mục tiêu toàn cầu về an toàn người bệnh:

  1. Xác định chính xác người bệnh
  2. Bảo đảm giao tiếp hiệu quả
  3. Bảo đảm an toàn sử dụng thuốc
  4. Bảo đảm an toàn phẫu thuật: Phẫu thuật đúng vị trí, đúng phương pháp và đúng người bệnh
  5. Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
  6. Giảm nguy cơ và hậu quả do ngã

Hàng năm Cục Khám bệnh, chữa bệnh – Bộ y tế cũng tổ chức mít tinh, phát động các phong trào hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh thế giới với sự tham gia của hầu hết các bệnh viện trung ương, 63 Sở Y Tế các tỉnh thành và đơn vị trực thuộc trong cả nước.

Năm 2023, Ngày An toàn người bệnh thế giới 17/9 lấy chủ đề “Tăng cường sự tham gia của bệnh nhân vì sự an toàn của bệnh nhân”, nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc trong sự an toàn của dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bằng chứng cho thấy rằng khi bệnh nhân được đối xử như những đối tác trong quá trình chăm sóc của họ thì họ sẽ đạt được những lợi ích đáng kể về sự an toàn, sự hài lòng của bệnh nhân và kết quả về sức khỏe. Bằng cách trở thành thành viên tích cực của nhóm chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân có thể đóng góp vào sự an toàn cho việc chăm sóc của họ và của toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Ngày An toàn Bệnh nhân Thế giới 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 17 tháng 9 với chủ đề “Tăng cường sự tham gia của bệnh nhân vì sự an toàn của bệnh nhân”, nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc trong sự an toàn của dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bằng chứng cho thấy rằng khi bệnh nhân được đối xử như những đối tác trong quá trình chăm sóc của họ thì họ sẽ đạt được những lợi ích đáng kể về sự an toàn, sự hài lòng của bệnh nhân và kết quả về sức khỏe. Bằng cách trở thành thành viên tích cực của nhóm chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân có thể đóng góp vào sự an toàn cho việc chăm sóc của họ và của toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe. Với khẩu hiệu: Elevate the voice of Patients for patient safety – Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân vì sự an toàn của bệnh nhân

Thông qua khẩu hiệu “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân vì sự an toàn của bệnh nhân!”, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việc xây dựng chính sách, được đại diện trong các cơ cấu quản trị, tham gia vào các chiến lược an toàn cùng thiết kế và là đối tác tích cực trong việc chăm sóc chính họ. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách cung cấp nền tảng và cơ hội cho nhiều bệnh nhân, gia đình và cộng đồng khác nhau nêu lên tiếng nói, mối quan tâm, kỳ vọng và ưu tiên của họ nhằm nâng cao sự an toàn, lấy bệnh nhân làm trung tâm, độ tin cậy và công bằng.

Mục tiêu của Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2023

  1. Nâng cao nhận thức trên toàn cầu về nhu cầu của người bệnh, người nhà người bệnh người chăm sóc được tham gia trong việc thiết lập tất cả các mức độ chăm sóc nhằm cải thiện sự an toàn cho người bệnh.
  2. Trao quyền cho trong việc chủ động tham gia vào quá trình chăm sóc và điều trị của chính họ và nâng cao sự an toàn.
  3. Ủng hộ các hành động cấp bách cho sự tham gia của người bệnh và người nhà người bệnh và người chăm sóc phù hợp với kế hoạch hành động An toàn người bệnh toàn cầu, được thực hiện bởi các đối tác của WHO.
  4. Gắn kết sự tham gia giữa các nhà làm chính sách, nhà lãnh đạo, nhân viên y tế, các tổ chức xã hội và các bên liên quan trong việc nỗ lực tăng cường tham gia của người bệnh và người nhà người bệnh vào các chính sách/ quy trình/ quy định/, các chương trình thực hành nhằm bảo đảm quá trình chăm sóc, điều trị an toàn

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *